Cách nhận biết tôm bệnh

Cách nhận biết tôm bệnh, cach nhan biet tom benh, cách quan sát tôm có dấu hiệu bệnh, cach quan sat tom co dau hieu benh, nhan biet tom benh, nhận biết tôm bệnh

Những dấu hiệu của bệnh tôm rất đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể con tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần nhận định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn. HCBM xin giới thiệu với bà con một số cách nhận biết tôm bệnh cần thiết khi theo dõi tôm nuôi để xử lý kịp thời.

Cách nhận biết tôm bệnh, cach nhan biet tom benh, cách quan sát tôm có dấu hiệu bệnh, cach quan sat tom co dau hieu benh, nhan biet tom benh, nhận biết tôm bệnh
tom-bi-phan-trang

Màu sắc của cơ thể con tôm

Các phụ bộ và thân hơi đỏ: Có thể là nhiễm vi-rút đốm trắng, bị “sốc” môi trường, bị nhiễm khuẩn nên rối loạn sắc tố.

– Đốm trắng trên vỏ đầu ngực: Có thể là nhiễm vi-rút đốm trắng, nhiễm vibrio sp, hoặc môi trường nước ao có pH cao, giàu can-xi.

– Tôm màu xanh da trời: Có thể do dinh dưỡng kém, rối loạn đường huyết hoặc thiếu asthaxanthin.

Màu sắc của mang tôm

Mang có màu nâu (đen) có thể do nhiễm vibrio harveyi, do hàm lượng ô-xy trong nước thấp, do cơ chế tạo melanin của tôm, có thể do thiếu nghiêm trọng vitamin C, hoặc nhiễm khuẩn dạng sợi.

Mang màu xanh có thể do mật độ quá dày của tảo lục hay tảo lam.

Quan sát Phụ bộ

Có thể bị bẩn do ký sinh trùng và nấm bám.

Có thể bị đứt (mòn) râu, chân và đuôi do nhiễm khuẩn, do mật độ tôm thả dày, do rối loạn tuyến tạo vỏ

Về bộ phận vỏ tôm

Có thể bị cùn chủy, vỏ gồ ghề, đuôi dợn cong… do độc tố của tảo.

Có thể có đốm đen do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Có thể bị nhớt do ký sinh trùng bám.

Có thể bị sẫm màu do thiếu vitamin C.

Về bộ phận cơ tôm

Tôm ăn ít hoặc không ăn kéo dài làm thịt, cơ co lại làm rỗng vỏ. Ngoài ra, tôm có thể bị bệnh hoại cơ do nhiều tác nhân.

Tốc độ tăng trưởng và sự phân đàn của tôm

Tôm có thể chậm lớn, tôm phân đàn do nhiễm MBV (bệnh còi).

Mức độ lột xác

Tôm khó lột xác, lột xác một nửa (tôm sẽ chết) do suy dinh dưỡng hoặc do môi trường quá nghèo dinh dưỡng. Tôm chậm lột xác do hàm lượng ô-xy thấp. Sau khi lột xác tôm bị biến dạng (mềm vỏ) do sốc môi trường, do thiếu CaCO3 trong môi trường nước, do dinh dưỡng.

Quan sát đường ruột

Ruột tôm đầy thức ăn sau khi cho ăn là tôm khoẻ. Nếu ruột tôm rỗng từng đoạn hay toàn bộ là tôm mắc bệnh ăn ít hoặc không ăn.

Quan sát màu phân tôm

Phân tôm có màu xanh đen, xám đen, hồng ở tôm nhỏ, màu nâu ở tôm lớn là bình thường. Phân màu trắng có thể do nhiễm khuẩn, phân màu đỏ cũng có thể do nhiễm khuẩn nhưng đôi khi chỉ đơn giản là một loại thức ăn nào đó.

Ngoài cách nhận biết tôm bệnh. Cập nhật các tin tức kỹ thuật – thủy sản mới nhất tại đây

Truy cập fanpage facebook để cập nhật sản phẩm – tin tức nhanh nhất

NGUỒN THAM KHẢO: INTERNET

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *