TÔM BỊ BỆNH PHÂN TRẮNG PHẢI XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG ?
Nitrit trong ao nuôi
Khí NO2 là một loại khí độc được sinh ra trong quá trình phân hủy hữu cơ của một số loài vi khuẩn đặc trưng. Cụ thể thì quá trình đó gọi là nitrite hóa do nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter chuyển hóa amonium (NH4+) thành nitrit và nitrat (NO3). Đây là nhóm vi khuẩn tự dưỡng cần dùng năng lượng thu được từ quá trình nitrit hóa và nitrat hóa này. NO2 rất độc đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT). Sự hiện diện của nó có thể gây ra nhiều tác động bất lợi khác nhau, bao gồm cả sự tăng trưởng và phát triển của tôm còi cọc hoặc thậm chí là chết. Nguy cơ nhiễm độc nitrit trong ao nuôi đặc biệt rõ ràng trong giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi. Trong giai đoạn đầu này, nồng độ nitrit có thể tăng nhanh và đạt đến mức độc hại nguy hiểm.
Tác hại
Bản thân NO2 ở mức thấp có thể không gây ảnh hưởng lớn cho tôm, nhưng khi hàm lượng NO2 cao hơn mọi chuyện sẽ khác. NO2 kết hợp với Hemocyanin trong máu tôm làm mất khả năng vận chuyển ôxy trong máu từ đó khiến tôm nuôi bị ngạt. Khi tôm bị ngạt mãn tính sẽ yếu, dễ mắc bệnh hoặc chết khi sốc môi trường.
Duy trì hệ thống sục khí giúp đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan, giảm nguy cơ ngộ độc NO2. Ảnh: Shrimpfarm
Một tác hại phổ biến khác là gây rối loạn cân bằng áp suất thẩm thấu (ở những ao nuôi có độ mặn thấp) do NO2 cạnh tranh với ion Cl–. Tôm bị nhiễm NO2 sẽ lột xác không cứng vỏ, tôm chậm lớn, bị tổn thương mang và phù thủng cơ. Hàm lượng NO2 trong ao quá cao, tôm có thể chết hàng loạt hoặc rải rác vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối.
Khi NO2 hiện diện trong nước đến nồng độ cao sẽ khiến tôm bị lờ đờ, sốc, đỏ thân, chậm lớn, tấp mé, bỏ ăn… và nếu không xử lý kịp thời tôm sẽ dễ nhiễm bệnh, nổi đầu và chết.
Cách khắc phục
Mặc dù có mức độ độc hại cao nhưng không có nghĩa là không thể khắc phục được mối đe dọa từ NO2. Một trong những bước quan trọng nhất phải được thực hiện là theo dõi chất lượng nước thường xuyên và giữ cho các thông số khác ở mức tối ưu.
Điều này có thể được thực hiện bằng cách điều chỉnh việc cho ăn, tăng cường lưu thông ôxy và điều chỉnh mật độ thả TTCT để tránh tình trạng quá đông.
Cách đối phó với mối đe dọa của NO2 trong ao nuôi tôm cũng có thể được thực hiện bằng cách bổ sung vi khuẩn khử NO2 vào ao nuôi. Những vi khuẩn này có thể tiêu thụ NO2 và biến chúng thành các chất ít gây hại hơn, chẳng hạn như khí nitơ. Không chỉ vậy, sự hiện diện của vi khuẩn được gọi là Nitrobacter cũng có thể giúp cải thiện chất lượng nước cùng với mức nitrit giảm, đảm bảo an toàn cho sự phát triển của TTCT. Bổ sung chế phẩm vi sinh đều đặn và liên tục trong suốt quá trình nuôi kết hợp với việc quản lý chất lượng nước, thức ăn chặt chẽ có thể kiểm soát được khí độc trong ao nuôi.
Ngoài ra, điều cần thiết là giữ cho ao được thông thoáng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của chu kỳ nuôi. Duy trì hệ thống sục khí giúp đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan duy trì ở mức cao, giảm nguy cơ ngộ độc NO2 và các vấn đề chất lượng nước khác.
Mối đe dọa của NO2 đối với TTCT có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu ao không được trang bị hệ thống xử lý chất thải. Do đó, thực hành quản lý và vệ sinh ao tốt là điều cần thiết, bao gồm loại bỏ chất thải hữu cơ thường xuyên và duy trì sục khí cho ao.
Thả ghép cá rô phi với tôm trong ao. Cá có thể tiêu hóa tảo trong đó có tảo sợi và thực vật lớn nhờ vào nhiều răng mịn ở hầu. Cá rô phi có thể tiêu hóa 30 – 60% đạm trong tảo, đặc biệt là các loại tảo lam, tảo lục, làm giảm sinh khối của loài tảo này. Mặt khác, nước trước khi cấp vào ao nuôi phải được xử lý bằng hóa chất diệt khuẩn như Chlorine, BKC, Virkon… để giảm hợp chất hữu cơ trong nước.
Hoàng Yến
Tôm thường mắc bệnh vào giai đoạn 1 tháng tuổi trở đi, đặc biệt là giai đoạn từ 50-90 ngày tuổi. Với những mô hình nuôi tôm công nghiệp, khi nuôi với mật độ dày và ít thay nước nếu ao nuôi mắc phải bệnh dễ dẫn đến sự lây lan bệnh nhanh trong ao, gây thiệt hại lớn đến năng suất của vụ nuôi.
Bệnh phân trắng diễn ra ở mức độ nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào một số yếu tố như: Mật độ nuôi, kinh nghiệm nuôi, môi trường nước ao, số lượng tôm nhiễm bệnh…
Mặc dù bệnh phân trắng không gây chết hàng loạt nhưng nếu không xử lý kịp tôm còi cọc, châm lớn, chết dần gây ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cả vụ nuôi.
1. Nguyên nhân :
Có 4 nguyên nhân chính gây nên bệnh phân trắng trên tôm:
- Do thức ăn: Thức ăn không đảm bảo, thức ăn bị nhiễm nấm mốc, độc tố… tôm ăn phải thức ăn trên sẽ bị bệnh đường ruột trong đó có bệnh phân trắng.
- Do tảo độc: Tôm ăn phải tảo độc, tảo tiết ra enzyme làm tê liệt lớp biểu mô ruột, làm ruột không hấp thu thức ăn được, tôm bị bệnh.
- Do vi khuẩn: vi khuẩn Vibrio bám trên thành ruột và gây ra những tổn thương cho thành ruột tôm..
- Do ký sinh trùng (Gregarine) bám trên thành ruột
2. Dấu hiệu bị bệnh:
- Tôm yếu ăn (hoặc bỏ ăn nếu bị bệnh nặng), phân tôm nổi lên mặt nước và tập trung nhiều ở cuối hướng gió. Khi quan sát đường ruột tôm thấy trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.
- Kiểm tra bằng Phương pháp mô học của mẫu tôm bị bệnh phân trắng thì thấy gan cũng bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.
- Phân tôm có màu trắng, tôm có thể ốp thân, vỏ mềm.
3. Phòng bệnh phân trắng cho tôm:
Để phòng trị xử lý tôm bị bệnh phân trắng thẻ một cách hiệu quả đòi hỏi người nuôi cần quan tâm đến 2 yếu tố:
Lựa chọn, bảo quản thức ăn
- Lựa chọn những loại thức ăn chuyên dùng cho tôm nuôi, đảm bảo chất lượng, đầy đủ chất dinh dưỡng. Cho tôm ăn thức ăn đúng kích cỡ cho từng giai đoạn nuôi với liều lượng phù hợp, tránh trường hợp dư thừa gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
- Trong quá trình nuôi nên thường xuyên tăng cường sức đề kháng tôm nuôi. Bổ sung Vitamin C, kết hợp với hỗn hợp nấm men FEED ACTIVE DRY YEAST hoặc Men tiêu hóa actisaf Pháp. Các sản phẩm có tác dụng đưa các loại vi sinh có lợi cho đường ruột nhằm ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, đảm bảo đường ruột luôn hấp thụ thức ăn tốt giúp tôm tăng trưởng nhanh và kháng bệnh tốt
- Bảo quản thức ăn ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh khu vực ẩm ướt.
Quản lý môi trường ao nuôi
- Ao phải có chế độ thay nước định kỳ, ngăn ngừa sự phát triển của tảo độc, định kỳ dùng BZT VIP Thái Lan hoặc Men super vip bzt xử lý tảo, ổn định màu nước.
- – Định kỳ 7-10 ngày/lần, dùng men vi sinh xử lý đáy ao MICRO PLUS hoặc Men vi sinh Aquatic Life để phân hủy chất hữu cơ có trong ao do phân thải ra hàng ngày, do tảo tàn, thức ăn thừa, xác vỏ tôm lột xác… tạo môi trường ao nuôi thông thoáng, sạch bệnh.
4. Phương pháp điều trị bệnh phân trắng trên tôm:
Cách xử lý tôm bị bệnh phân trắng cần tiến hành song song cả 2 bước đó là xử lý môi trường và điều trị cho tôm.
Xử lý môi trường
- Cần thay ngay loại thức ăn nếu như thức ăn bị nấm mốc, Cắt tảo khẩn cấp (nếu có) bằng Men super vip bzt hoặc BZT VIP Thái Lan liều 0.1-0.3gr/m3 nước, chiều tối dùng men vi sinh MICRO PLUS để phân hủy xác tảo.
- Ngưng cho ăn tức thời, mở hết quạt nước với tốc độ cao nhất, chạy 24/24h.
- Diệt khuẩn bằng BKC 80% – XỬ LÝ NƯỚC liều 1lít / 2.000-3.000 m3 nước.
Dùng thuốc đặc trị bệnh phân trắng
- Diệt khuẩn xong 2 giờ sau đánh BKC 80% – XỬ LÝ NƯỚC liều 1 lít/2000 m3 nước, cắt cữ 1 ngày
- Tìm các giải pháp phù hợp để làm giảm nồng độ các chất hữu cơ trong ao (nếu ao thường xuyên xi phông thì dùng chất lắng tụ rồi xi phông sạch ra ngoài. Trường hợp ao không được xi phông trước đó thì chỉ dùng vi sinh, không được làm xáo trộn đáy ao khiến khí H2S khuếch tán vào nước gây chết tôm);
- Sử dụng vi sinh với liều cao gấp 3 lần so với liều bình thường xử lý nước và đáy ao;
- Trộn xen kẽ các nhóm vi sinh tiêu hóa và tỏi (10 g/kg) vào thức ăn để cho tôm ăn (không trộn tỏi cùng vi sinh vì tỏi có thể làm bất hoạt vi sinh);
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên trong vòng 5 ngày liên tục.
Chúc bà con có một mùa vụ thành công và bội thu !!!
Xem thêm sản phẩm tại đây hoặc liên hệ: 0961631496 (zalo)