Nguyên nhân bệnh gan ở tôm và cách chữa trị bằng kháng sinh
Tôm thẻ chân trắng bị bệnh teo gan
Bệnh teo gan trên tôm thẻ, gan tôm thẻ bị nhỏ lai, có màu đen và chai hoặc dai. Tách gan tôm thẻ thấy bị teo, gan tôm thẻ không vỡ, còn nguyên khối, khi lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái lăn thì gan tôm dai như cao su.
Tôm bị teo gan, khi chết ruột bị rỗng, gan có màu đen, còn nguyên khối. Tôm chết rải rác, và không rầm rộ. Số tôm chưa nhiễm bệnh thì vẫn ăn bình thường. Nếu thời tiết tốt, sức khỏe tôm sẽ tăng lên, tôm thẻ có thể không bùng phát bệnh và có thể vượt qua được nếu như được chăm sóc tốt.
Tôm thẻ chân trắng bị bệnh nhũn gan
Tôm thẻ bị bệnh gan và gan tôm thẻ nhũn, dễ vỡ, gan của tôm có màu vàng nhạt. Khi tách gan tôm thẻ ra khỏi đầu tôm, gan sẽ vỡ, chất dịch chảy ra, không còn được nguyên khối nữa.
Nếu tôm thẻ chết mà gan nhũn, hãy cố gắng quan sát mặt nước ao nuôi tôm thẻ khi cho tôm ăn, nếu thấy trên mặt ao nuôi có biểu hiện tôm búng thẳng đứng từ 2 đến 4 lần so với mặt nước ao, thì ta nên thu ngay, không được chần chừ và suy nghĩ gì nữa. Bởi biểu hiện đó cho thấy bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng.
Tôm thẻ chân trắng bị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính
Nguyên nhân gây bệnh gan trên tôm thẻ chân trắng được xác định là do vi khuẩn có độc lực cao. Tôm thẻ bệnh có khối gan tụy teo, gan tụy có màu nhạt đến trắng, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn, tôm thường bị mềm vỏ, tỷ lệ tôm chết khá cao. Cách phòng trị duy nhất là chọn giống tốt và khỏe mạnh. Hãy kiểm tra mật độ vi khuẩn nước ao nuôi tôm thẻ, trong đất và trên tôm giống để chắc rằng mật số của Vibrio luôn ở mức đảm bảo.
Phòng ngữa và trị bệnh gan trên tôm bằng kháng sinh CEFOTAXIME
Kháng sinh thủy sản Cefotaxime là thuốc kháng sinh loại beta, thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3, chuyên trị các bệnh hoại tử gan tụy, phân trắng, mòn phụ bộ…ở tôm, cá. Nó có tác dụng diệt khuẩn đề kháng với hầu hết các beta-lactam và các hoạt tính chống lại nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
Kháng sinh thuỷ sản Cefotaxime được sử dụng cho tôm trong những trường hợp nào?
Bà con nên hết sức cẩn trọng khi lựa chọn loại thuốc kháng sinh sử dụng cho vật nuôi của mình. Thông thường thì kháng sinh thuỷ sản Cefotaxime được dùng để đặc trị cho tôm, cá có những biểu hiện sau:
- Bệnh hoại tử gan tụy, phân trắng, mòn phụ bộ,…trên tôm.
- Tôm bị bơi lờ đờ, vỏ mềm, ruột ít…do vi khuẩn Vibro tấn công
- Bệnh mù mắt ở cá.
Liều dùng và cách sử dụng kháng sinh thủy sản Cefotaxime
- Phòng bệnh: 100- 150 g/tấn thức ăn.
- Trị bệnh: 150- 200 g/tấn thức ăn.
Lưu ý khi sử dụng
- Xử lý môi trường đảm bảo
- Dùng đúng liều, đúng lượng
- Tránh dùng liều thấp
- Tránh dùng liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn
Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm kháng sinh tại Hóa Chất Ba Miền.