CÁCH KHỬ PHÈN TRONG AO NUÔI TÔM

edta khử phèn, edta đức khử phèn, edta khu phen, edta duc khu phen, khu phen ao nuoi, khử phèn ao nuôi tôm, cách khử phèn ao nuôi tôm, cach khu phen ao nuoi tom, khu phen ao nuoi tom

Các phương pháp xử lý phèn trong ao nuôi tôm luôn có mặt lợi và hại của chúng. Thông thường, trong nuôi tôm, lúc lựa chọn vùng đất để bắt đầu cho những vụ nuôi, điều làm cho bà con nông dân nuôi tôm mình lo lắng nhất chính là ao nuôi nhiễm phèn tiềm tàng. Nếu lỡ chọn trúng vùng đất ấy cần nhanh chóng có những biện pháp xử lý sớm nhất có thể. Bài viết này HCBM sẽ hướng dẫn bà con cách khử phèn trong ao nuôi tôm.

edta khử phèn, edta đức khử phèn, edta khu phen, edta duc khu phen, khu phen ao nuoi, khử phèn ao nuôi tôm, cách khử phèn ao nuôi tôm, cach khu phen ao nuoi tom, khu phen ao nuoi tom

Cơ chế hình thành phèn sắt trong ao nuôi

  • Trong quá trình nuôi, các chất hữu cơ bị tích tụ lâu ngày phân huỷ trong điều kiện yếm khí sẽ hình thành vi khuẩn khử sunfua, các vi khuẩn này sẽ chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh (trong thực vật, trong đất, trong nước biển) thành dạng khí sunfua hydro (H2S), khí này thâm nhập vào nước ngầm và kết hợp với sắt (II) có mặt trong trầm tích đất dưới đáy ao tạo thành sắt sunfua và tiếp tục chuyển hoá thành sắt bisunfua (pyrit, FeS2) Đây chính là phèn.
Cơ chế hình hành phèn - Các cách xử lý phèn trong ao nuôi tôm
Cơ chế hình hành phèn

Cách khử phèn trong ao nuôi tôm

Bài viết này sẽ đi sâu so sánh 4 phương pháp xử lý phèn mà được bà con mình thường hay áp dụng nhất đó chính là phương pháp sử dụng vôi,dùng hóa chất EDTA, Zeolite và dùng chế phẩm sinh học.

Phương pháp 1: Sử dụng vôi bột

Dùng vôi xử lý phèn giai đoạn cải tạo ao
edta khử phèn, edta đức khử phèn, edta khu phen, edta duc khu phen, khu phen ao nuoi, khử phèn ao nuôi tôm, cách khử phèn ao nuôi tôm, cach khu phen ao nuoi tom, khu phen ao nuoi tom
Dùng vôi xử lý phèn trong giai đoạn đã thả nuôi

Đây là phương pháp cổ điển nhất được áp dụng từ lâu đời đến tận bây giờ. Phương pháp này thường được sử dụng trước khi nuôi, giai đoạn cải tạo ao, rút cạn nước và tiến hành xử lý vôi để hạ phèn.

Liều lượng thường được khuyến cáo sử dụng là từ 15-20kg/ 100m2

Trong quá trình , sử dụng vôi bột hoặc vôi tôi hòa loãng với nước tạt đều xuống ao, liều lượng 0,5 – 10kg/ 1.000 m2, định kỳ 20 ngày/ lần bà con tạt một lần.

Trước khi trời mưa nên rải vôi quanh bờ ao với liều lượng 10kg/ 1.000 m2.

Ưu điểm:

  • Hàm lượng phèn được xử lý bằng vôi sẽ giảm nhanh, thời gian tác dụng ngắn.
  • Vôi còn giúp nâng pH đất và tạo hệ đệm cho nước, tạo điều kiện khử phèn được hiệu quả hơn.
  • Được sử dụng ngay từ đầu vụ nuôi nên hiệu quả sẽ khử được phèn ngay trong trâm tích đất dưới đáy ao.

Nhược điểm:

  • Nếu sử dụng liên tục sẽ làm nóng đất, mất tính chất dinh dưỡng trong đất và làm chai đất trong ao nuôi.
  • Không xử lý phèn được lâu dài, chỉ mang tính chất tạm thời.
  • Yếu tố gây ra phèn vẫn còn lắng tụ lại đáy ao, khi có điều kiện sẽ bùng pháp trở lại.
  • Cần phải thực hiện trong lúc chiều mát. Sau đó cấp nước và ao ngay hôm sau, không nên rải vôi và phơi ao trong thời gian quá lâu sẽ làm hại đất cũng như hại nguồn nước trong ao.

Phương pháp 2: Sử dụng hóa chất EDTA

edta khử phèn, edta đức khử phèn, edta khu phen, edta duc khu phen, khu phen ao nuoi, khử phèn ao nuôi tôm, cách khử phèn ao nuôi tôm, cach khu phen ao nuoi tom, khu phen ao nuoi tom

→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: https://hoachatbamien.com/san-pham/hoa-chat-xu-ly-nuoc/edta-duc-khu-phen-ao-nuoi-tom/

  • Hóa chất EDTA là tên viết tắt của Ethylendiamin Tetraacetic Acid, đây là một loại hóa chất được ứng dụng lâu đời trong nghề nuôi trồng thủy sản và mang lại những hiệu quả nhất định cho người nuôi
  • Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dạng EDTA được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích và lĩnh vực ứng dụng người ta có thể gọi EDTA bằng nhiều tên khác nhau  như chất càng hóa, chất ổn định, chất chống cặn, chất phá cặn.
  • Liều lượng sử dụng EDTA là 1 kg hòa tan với nước tạt ao sau đó tạt cho 3.000 – 4.000 m3 nước để ngăn phèn ao đất nuôi tôm đồng thời hạn chế hiện tượng độc tố có ở đáy ao nuôi.
  • Những ưu và nhược điểm của EDTA trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong việc khử phèn trong ao nuôi nói riêng như sau:

Ưu điểm:

  • EDTA có tác dụng làm giảm tình trạng phèn trong ao nuôi nhờ tính chất tạo phức kẹp (chelate) Fe-EDTA từ đó làm giảm quá trình hoạt động Fe3+, Fe3 sẽ không kết hợp với lưu huỳnh (S) từ đó sẽ không tạo ra được chấn phèn.
  • Nguyên tắc tác động của EDTA là keo tụ váng phèn nhờ khả năng tạo phức với kim loại, từ đó phèn khó có khả năng hình thành được.
  • Ngoài ra EDTA còn giúp phân giải độc tố do sử dụng hóa chất và giảm pH trong ao nuôi
  • Bên cạnh đó EDTA còn khử kim loại nặng, giảm độ nhớt và váng bột trong ao nuôi thủy sản của bà con.
  • EDTA còn hỗ trợ nâng kiềm đối với những ao nuôi có độ kiềm thấp.

Nhược điểm:

  • Do EDTA là hóa chất nên nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao nuôi.
  • Do tính chất chỉ keo tụ chất phèn nên đôi khi tác dụng không được hiệu quả tối ưu và phèn dễ dàng hình thành lại nếu như chất keo tụ này hết tác dụng.
  • Gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người nuôi thủy sản
  • Nếu sử dụng nhiều có thể thúc đẩy quá trình phát tán ô nhiễm kim loại trong môi trường nước.

Cập nhật các tin tức kỹ thuật – thủy sản mới nhất tại đây

Truy cập fanpage facebook để cập nhật sản phẩm – tin tức nhanh nhất

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *