Khắc phục bệnh ăn yếu và mềm vỏ ở tôm

Nuôi tôm siêu thâm canh, công nghệ cao, để tôm khoẻ mạnh, bà con cần quan tâm và chú trọng các yếu tố quan trọng.

Để tránh thiệt hại nhiều về kinh tế, bà con cần chú ý các dấu hiệu sau cho ao tôm của mình. Ảnh: Tép Bạc

Nguồn tôm giống và chất lượng tôm giống, đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định thành công mô hình nuôi. Tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, do các công ty lớn, tên tuổi, thương hiệu nổi tiếng, kinh doanh sản xuất giống tôm lâu năm, cung ứng có uy tín trên thị trường. Những công ty, có nguồn tôm bố mẹ nhập khẩu, có lý lịch truy xuất, cân đối hợp lý số lần tôm bố mẹ sinh sản…thường sẽ sản xuất ra lô tôm giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu thả nuôi. 

Lô tôm giống được thuần độ mặn phù hợp môi trường dự kiến thả nuôi, được kiểm tra các bệnh phổ biến bằng máy PCR…Chất lượng môi trường và các yếu tố liên quan được quyết định từ khi chuẩn bị ao nuôi, bao gồm hệ thống các ao và chức năng riêng biệt. Ao lắng lọc, ao xử lý, ao sẵn sàng, ao nuôi, ao xử lý thải, hệ thống lọc tuần hoàn vận hành đồng bộ, đúng theo chức năng. Trong quá trình ương, nuôi, đảm bảo thời gian chăm dưỡng từng giai đoạn ương tôm giống, nuôi tôm lứa, nuôi tôm thương phẩm, nuôi tôm size lớn…Bà con chủ động san tôm, chuyển ao, giản thưa mật độ nuôi. Kiểm soát số lượng, khối lượng tôm trong ao, kiểm soát trọng lượng cá thể tôm, đánh giá tình trạng sức khoẻ. San, chuyển tôm, là hoạt động gián tiếp, giúp bà con chủ động kiểm soát môi trường ao nuôi. Sử dụng thức ăn nuôi tôm hiệu quả, thông qua sử dụng hợp lý size cỡ thức ăn, hàm lượng đạm, định lượng thức ăn tôm sử dụng hàng ngày, đảm bảo phù hợp thời gian nuôi, giai đoạn nuôi, kích cỡ và trọng lượng tôm nuôi. Bà con nên cho tôm ăn 80% so nhu cầu thực tế, linh động điều chỉnh, giảm lượng ăn 50% khi tôm lột vỏ, khi sức khoẻ tôm kém, khi thời tiết thay đổi, trước và sau khi san, chuyển tôm… hoặc tạm thời ngưng không cho ăn, tuyệt đối không cho tôm ăn dư thừa. 

Cho tôm nuôi ăn đúng liều lượng, hạn chế cho quá nhiều thức ăn làm giảm chất lượng tôm và tổn hại chi phí. Ảnh: nguoinuoitom.vn

Kiểm soát tốt ba yếu tố chúng tôi đề cập trên, bầy tôm nuôi của bà con luôn khoẻ mạnh, hạn chế tối đa dịch bệnh sảy ra trong ao, tôm nuôi được sức đề kháng cao, tôm tăng trưởng nhanh, giữ đầu con, ít hao hụt. Tuy nhiên, khi bà con phát hiện tôm ăn yếu, mềm vỏ, bà con cần xác dịnh rõ nguyên nhân gây ra, nhằm nhanh nhất khắc phục, hạn chế tối đa những tác động xấu sau đó. Hiện tượng tôm ăn yếu thường thấy, tôm trong ao nuôi ăn yếu 50 % so nhu cầu bình thường, đôi khi tôm bỏ ăn. Bà con thấy thời gian canh vó dài hơn bình thường, thức ăn dư thừa trong vó, nước ao nuôi mau dơ, màu tảo đậm nhanh, pH tăng cao…Tôm ăn yếu, chứng tỏ tôm trong ao có liên quan đến các vấn đề bệnh lý như bệnh virus, vi khuẩn, ký sinh trùng…Điển hình các bệnh lý về gan tuỵ, đường ruột… Bệnh gan tuỵ do vi khuẩn Vibrio, phổ biến là các loài V. parahaemolyticus, V. harveyi và V. vulnificus. Bệnh phân trắng do V. harveyi. Bệnh ký sinh trùng, điển hình như trùng 2 roi Gregarine thâm nhập vào ao nuôi gây ra. Gần đây bệnh ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) bùng phát trong các ao nuôi tôm công nghệ cao, cũng là nguyên nhân làm tôm ăn yếu, chậm lớn, phân đàn, còi cọc… Các loại khí độc như NH3, NO3, H2S, kim loại nặng… tăng cao, vượt ngưỡng khi thức ăn dư thừa, môi trường nước nuôi ô nhiễm, hoặc pH tăng cao > 8,5, cũng làm tôm ăn yếu hoặc bỏ ăn. Khi thời tiết thay đổi, tôm chuẩn bị lột xác, khi bà con mới san, chuyển tôm sang ao nuôi mới, môi trường mới…cũng làm tôm ăn yếu hoặc bỏ ăn. 

Riêng hiện tượng tôm bị mềm vỏ, thường thấy sau 24 giờ tính từ khi tôm lột xác. Tôm lâu cứng vỏ, vỏ mềm, có hiện tượng tôm khó lột vỏ, vỏ tôm mỏng, vỏ nhăn nheo, sần sùi. Có rất nhiều nguyên nhân, gây ra hiện tượng mềm vỏ trên tôm thẻ chân trắng. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt, vùng nuôi có độ mặn thấp ≤ 10 ‰, môi trường ao nuôi thiếu nhiều khoáng chất, đặc biệt là canxi, phosphor, tôm dễ bị mềm vỏ. Mật độ nuôi cao, lượng khoáng trong thức ăn không đủ, gây thiếu khoáng, tôm mềm vỏ. Hạt sét, phù sa, bùn đáy, kim loại nặng… hàm lượng cao trong ao nuôi, hạn chế hấp thu khoáng. Acid niên mạc dạ dày tôm cao, làm hấp thu khoáng kém. Loại, chất lượng khoáng bà con sử dụng, liên quan bậc khoáng, ảnh hưởng hấp thu khoáng. Hoá trị, độ hoà tan các ion khoáng, ảnh hưởng hấp thu khoáng. Đối kháng giữa các khoáng trong ao nuôi, ảnh hưởng hấp thu khoáng. Ngoài ra, các loại khí độc như NH3, NO2, H2S, kim loại nặng, hàm lượng tăng cao, vượt ngưỡng, làm tôm bị mềm vỏ. Nuôi tôm trong vùng nước độ mặn thấp, độ kiềm thấp ≤ 100 ppm, làm tôm bị mềm vỏ. Tôm bị các bệnh tấn công như bệnh đốm đen, hồng thân, phân trắng, đốm trắng…thường kèm theo hiện tượng tôm bị mềm vỏ, ốp thân. Thức ăn nuôi tôm thiếu các vitamin, đặc biệt là vitamin C, cũng làm tôm bị mềm vỏ

mem-vo-o-tom_1688528593Có nhiều nguyên nhân làm mềm vỏ ở tôm mà người nuôi cần chú ý quan sát. Ảnh: kinhtenongthon.vn

Khi phát hiện tôm ăn yếu, bà con nên chủ động giảm lượng thức ăn 50% so lượng ăn hàng ngày, hoặc ngưng không cho tôm ăn. Nếu có điều kiện, bà con nên thay nước đã xử lý kỹ từ ao sẵn sàng qua. Đồng thời, đánh giá tình trạng sức khoẻ tôm, chọn loại hoá chất diệt khuẩn nước phù hợp. Bà con nên dùng Chloramine B C6H5SO2NClNa để xử lý nước, diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng…vì hoá chất này ít gây sốc tôm. Về liều lượng, luôn tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất thuốc, kết hợp diễn biến thực tế thời tiết, thông số môi trường, trọng lượng tôm, sức khoẻ tôm trong ao…, lựa chọn liều lượng phù hợp, sử dụng đạt mục đích mong muốn. Sau khi diệt khuẩn, cần đánh chế phẩm sinh học, gây nuôi lại hệ vi sinh có lợi trong ao. 

Việc bổ xung các dinh dưỡng từ bên ngoài rất quan trọng, dinh dưỡng bổ xung tham gia hỗ trợ sức khoẻ tôm nuôi, tăng sức đề kháng, chủ động ngăn ngừa dịch bệnh. Điển hình là chất hỗ trợ gan được sử dụng phổ biến như Sorbitol, Inositol, Choline và Methionine, Beta glucan; vi sinh đường ruột có lợi như Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces cerevisiae; các chất phụ gia như acid hữu cơ; các chất hỗ trơ tiêu hoá như Prebiotic, Probiotic điển hình như Mannan Oligosaccharide (MOS), Galacto-oligosaccharide (GOS), Fructo-oligosaccharide (FOS), Lipopolysaccharides; các loại enzyme hỗ trơ tiêu hoá như Amylase, Protease, Cellulose, Phytase, Xylanase, Mannaase, pectinase, B-Glucanase, a-Galactosidase, Lipase; các acid amine thiết yếu như Methionine, Lysine, Leusine, Arginine, Threonine; các vitamin tổng hợp dạng Premix…cải thiện hoạt động gan tuỵ, hệ đường ruột tôm nuôi. 

Dùng Selenium, CaCO3, CaMg(CO3)2, Ca, Mg nguyên liệu, bổ xung khoáng. Tốt nhất bà con nên dùng các khoáng hữu cơ Protein Chelates = ligandum + ion kim loại  Hấp thu > 80% (Ca, P, Fe, Zn, Mg tạo phức protein chelates với amin hữu cơ DL-methionine, L-lysine, Arginine, Tryptophan và Valine). Một số khoáng hữu cơ điển hình như Metal (Specific Amino Acid) complex; Metal Amino Acid complex; Metal Amino Acid Chelate…

Đăng ngày 05/07/2023
Lý Vĩnh Phước

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *